Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

On 17:04 by Unknown in    No comments
Chiến dịch Cam kết sẽ giúp bạn kết nối với đúng khách hàng, thu hút đối tượng của mình một cách tốt nhất. Quảng cáo cam kết là bộ định dạng quảng cáo đa phương tiện giúp bạn kết nối khách hang bằng thong điệp thương hiệu và bạn chỉ phải trả phí khi có người tương tác với quảng cáo

1. Cài đặt chiến dịch

 - Đăng nhập vào https://adwords.google.com.vn

 - Trên tab Chiến dịch nhấp chọn Chiến dịch chỉ mạng hiển thị

 - Đặt tên cho chiến dịch và chọn Chiến dịch chỉ mạng hiển thị - Cam kết 

 - Lựa chọn Vị trí hiển thị, ngôn ngữ và ngân sách cho chiến dịch 

 - Nhấp vào lưu rồi tiếp tục

2. Cài đặt Nhóm Quảng cáo

 - Đặt tên cho Nhóm quảng cáo, giá thầu mặc định của nhóm quảng cáo 

 - Chọn cách nhắm mục tiêu của chiến dịch ( Ở đây mình sẽ chọn nhắm tục tiêu là Tiếp thị lại đến khách đã truy cập trang của mình để dễ thấy quảng cáo hơn) 
 - Sau đó Lưu và tiếp tục

3. Cài đặt Quảng cáo

 - Chọn mẫu ở các dạng : Quảng cáo di chuột để phát, Một hộp đèn, Ba hộp đèn, Đăng nội dung Google+ … 

a. Quảng cáo di chuột để phát :

 - Chọn hình ảnh bắt đầu : Hình ảnh được hiển thị trước khi phát video

 - Chọn hình ảnh kết thúc : Hình ảnh hiển thị khi hết video

 - Chọn video : Ở đây các bạn có thể sử dụng video giới thiệu doanh nghiệp của mình để up lên youtobe rồi lấy đường link đó chèn vào 
b. Một hộp đèn

c. Ba hộp đèn

 - Tương tự các bạn cũng cần hình ảnh và video để cài đặt vào quảng cáo. Đến đây chắc chắn là các bạn có thể làm được rồi vì thao tác không khó lắm.

4. Thành quả :)

 - Thật là tuyệt vời khi bạn thấy các thương hiệu lớn : chotot, Honda, coca …có dạng video này và bạn đang tò mò tại sao khi có hình ảnh di chuột vào thì nó đếm lùi 321 rồi chạy quảng cáo thì đó chính là quảng cáo cam kết.

 - Sau khi cài đặt chiến dịch được duyệt thì quảng cáo sẽ có dạng như sau khi bạn truy cập các trang báo đối tác của Google

a. Quảng cáo di chuột để phát 

b. Quảng cáo 1 hộp đèn 

c. Ba hộp đèn 

PS : Qua quá trình làm thì mình nhận thấy dạng Di chuột để phát hoạt động rất tốt và nhận được khác nhiều click cũng như CTR là khá cao so với 2 dạng còn lại. Quảng cáo dạng này còn khá mới nên lúc đầu giá thầu tối đa có đặt cao thì sau khi có lượt hiển thị các bạn nên hạ giá thầu xuống nhé. 

Chúc các bạn cài đặt chiến dịch quảng cáo cam kết thành công
Nguồn: productforums.google.com/forum
On 17:01 by Unknown in    No comments
Theo quy tắc chủ đạo, kích thước quảng cáo rộng hơn có xu hướng hoạt động tốt hơn các kích thước quảng cáo cao hơn, do định dạng thân thiện với độc giả của chúng. Độc giả lĩnh hội thông tin trong các "đơn vị tư duy", một vài từ cùng một lúc. Kích thước rộng hơn cho phép độc giả thoải mái đọc lướt qua nhiều văn bản hơn mà không phải bỏ dòng và quay về lề trái sau mỗi vài từ, như họ phải làm đối với quảng cáo hẹp hơn.
Nếu có vị trí tốt, kích thước quảng cáo rộng có thể tăng đáng kể thu nhập của bạn. Các kích thước chúng tôi thấy hiệu quả nhất là  
hình chữ nhật lớn 336x280,
hình chữ nhật trung bình 300x250
hình chữ nhật dài 728x90
 nửa trang 300x600
và trên thiết bị di động là biểu ngữ lớn trên thiết bị di động 320x100.
Lưu ý rằng mặc dù các kích thước quảng cáo này thường hoạt động tốt, bạn nên sử dụng kích thước bổ sung tốt nhất cho các trang của mình. Để biết thêm thông tin về các kích thước quảng cáo này, hãy xem hướng dẫn về kích thước quảng cáo của chúng tôi. Tốt hơn bạn nên thêm một đơn vị quảng cáo được đề xuất thay vì hai đơn vị quảng cáo nhỏ hơn nằm cạnh nhau.
Example showing recommended ad sizes on a page
Mẹo để tận dụng tối đa không gian quảng cáo nhỏ: Hãy thử một trong các đơn vị liên kết được tổ chức hợp lý của chúng tôi, được hiển thị bên dưới. Các kích thước này đủ linh hoạt để vừa với những vị trí mà quảng cáo bình thường không vừa.

Mẹo để tạo quảng cáo hiển thị hình ảnh hiệu quả

Nếu bạn là người mới tạo quảng cáo hiển thị hình ảnh tập trung vào việc sử dụng hình ảnh hoặc bạn muốn cải thiện hiệu suất quảng cáo hiển thị hình ảnh của mình, chúng tôi có một số mẹo để giúp bạn hoàn thành công việc:
  • Sử dụng văn bản, hình ảnh và bảng màu một cách hiệu quả
  • Thử nghiệm với các loại quảng cáo hiển thị hình ảnh và thiết kế nội dung khác nhau
  • Tận dụng các mẫu trong Thư viện mẫu quảng cáo
  • Tạo hình ảnh tùy chỉnh của riêng bạn
  • Tạo quảng cáo hiển thị hình ảnh dựa trên quảng cáo văn bản hiện tại của bạn

Tạo quảng cáo hiển thị hình ảnh lý tưởng

Quảng cáo hiển thị hình ảnh cung cấp nhiều tùy chọn, do đó, hãy dành thời gian để thử nghiệm với các mẫu, màu sắc và nội dung khác nhau để có được kết quả tốt nhất. Bạn muốn quảng cáo của mình nổi bật!
Điều gì tạo nên một quảng cáo hiển thị hình ảnh tuyệt vời? Dưới đây là các mẹo hàng đầu của chúng tôi để tạo quảng cáo hiển thị hình ảnh hiệu quả.

Tạo quảng cáo bằng Thư viện mẫu quảng cáo

Để có giải pháp tạo quảng cáo hiển thị hình ảnh nhanh nhất, đơn giản nhất, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng Thư viện mẫu quảng cáo của chúng tôi. Công cụ này cung cấp các mẫu quảng cáo hiển thị hình ảnh được tạo trước cùng với thư viện hình ảnh miễn phí. Bạn sẽ tiết kiệm thời gian và công sức, do đó, bạn có thể tập trung vào các chi tiết khác của quảng cáo thay vì tạo hình ảnh của riêng bạn.
Bạn vẫn sẽ xem xét và định lại kích thước hình ảnh của mình khi cần trước khi lưu phiên bản cuối cùng của quảng cáo hiển thị hình ảnh để quảng cáo của bạn xuất hiện đúng. Sau đây là một số mẹo để chỉnh sửa hình ảnh trong Thư viện mẫu quảng cáo:
  • Xem trước quảng cáo hiển thị hình ảnh: Bạn có thể xem trước xem quảng cáo hiển thị hình ảnh sẽ xuất hiện như thế nào trong khi đang tạo quảng cáo. Bản xem trước xuất hiện bên cạnh mẫu khi bạn tạo quảng cáo.
  • Xác nhận quảng cáo của bạn xuất hiện đúng ở tất cả các kích thước quảng cáo đã chọn: Khi bạn tạo quảng cáo, bạn sẽ có tùy chọn để chọn kích thước quảng cáo mà chúng tôi cung cấp cho quảng cáo của bạn. Trong một số trường hợp, các kích thước quảng cáo này có thể không hoạt động tốt với kích thước của hình ảnh bạn đã cung cấp, do đó, hãy chắc chắn kiểm tra xem hình ảnh của bạn có hiển thị đúng trong kích thước quảng cáo bạn muốn hay không bằng cách sử dụng bản xem trước. Không sử dụng kích thước mà hình ảnh hoặc nội dung không hiển thị đúng.

Tạo hình ảnh tùy chỉnh

Bạn vẫn có thể cần phải tạo hình ảnh tùy chỉnh mà sau này bạn có thể tải lên quảng cáo hình ảnh hoặc tải lên mẫu vào Thư viện mẫu quảng cáo. Hình ảnh tùy chỉnh hữu ích nếu bạn có đồ họa đặc biệt có liên quan đến doanh nghiệp của mình. Hoặc bạn có thể muốn tạo ra hình ảnh với các dịch vụ không có sẵn trong Thư viện mẫu quảng cáo. Chúng tôi khuyên bạn nên thực hiện theo các nguyên tắc sau khi tạo các hình ảnh tùy chỉnh:
  • Sử dụng các hình ảnh có định dạng PNG 24 bit trong suốt bất cứ khi nào có thể. Các hình ảnh này có vẻ chuyên nghiệp hơn do chúng phù hợp với nền của cả hình ảnh lẫn chính quảng cáo. Nếu bạn không có hình ảnh PNG trong suốt, hãy đảm bảo bảng màu quảng cáo phù hợp với nền hình ảnh của bạn. Ví dụ: nếu hình ảnh của bạn có nền màu trắng, hãy xem xét cài đặt nền quảng cáo thành màu trắng.
  • Tái sử dụng đồ họa từ các chiến dịch quảng cáo khác của bạn, miễn là đồ họa đáp ứng các chính sách quảng cáo của Google.
  • Thiết kế hình ảnh bằng công cụ tạo hình ảnh trực tuyến mà bạn thường có thể tìm thấy miễn phí. Chỉ cần sử dụng tìm kiếm của Google để tìm các công cụ!
  • Thiết kế hình ảnh của bạn bằng ứng dụng phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, cũng thường miễn phí. Hầu hết các hệ thống máy tính có chương trình chỉnh sửa hình ảnh miễn phí.
  • Hợp tác với các nhà thiết kế đồ họa hoặc công ty quảng cáo khác để xây dựng hình ảnh cho bạn.
 
On 16:50 by Unknown in    No comments

Sản phẩm mới và các vấn đề đặt ra đối với việc phát triển sản phẩm mới

Với những thay đổi rất nhanh chóng của thị hiếu người tiêu dùng, công nghệ sản xuất và cạnh tranh thị trường, một doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có của mình được. Khách hàng luôn mong muốn và chờ đợi những sản phẩm mới và hoàn thiện hơn. Các đối thủ sẽ làm hết sức mình để tung ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần có một chương trình phát triển sản phẩm mới.
Doanh nghiệp có thể có được một sản phẩm mới bằng hai cách: một là thông qua việc mua lại (asquisition), bằng cách mua cả một doanh nghiệp, một bằng sáng chế, hay một giấy phép để sản xuất sản phẩm của người khác. Cách thứ hai là thông qua việc phát triển sản phẩm mới, bằng cách thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển riêng của mình hay ký hợp đồng với các cá nhân và tổ chức nghiên cứu và phát triển để thực hiện. Chúng ta sẽ tập trung vào việc phân tích tiến trình phát triển sản phẩm mới.
Vậy thế nào là một sản phẩm mới ? Sản phẩm mới xem xét ở đây bao gồm sản phẩm mới hoàn toàn, sản phẩm cải tiến, những cách hoàn chỉnh sản phẩm và nhãn hiệu mới mà doanh nghiệp đang triển khai thông qua các nỗ lực nghiên cứu và phát triển của riêng mình.
Theo các tác giả Booz, Allen và Hamilton thì có sáu loại sản phẩm mới đối với doanh nghiệp và thị trường.
Sản phẩm mới đối với thế giới, tức là những sản phẩm mới tạo ra một thị trường hoàn toàn mới.
Loại sản phẩm mới. Những sản phẩm mới cho phép doanh nghiệp thâm nhập lần đầu tiên một thị trường đã có sẵn.
Bổ sung loại sản phẩm hiện có. Những sản phẩm mới bổ sung thêm vào các loại sản phẩm hiện có của doanh nghiệp (kích cỡ, hương vị,...).
Cải tiến sản phẩm hiện có. Những sản phẩm mới có những tính năng tốt hơn hay giá trị nhận được cao hơn và thay thế những sản phẩm hiện có.
Sản phẩm được định vị lại. Những sản phẩm hiện có được nhằm vào thị trường hay những phân đoạn thị trường mới.
Sản phẩm giảm chi phí.Những sản phẩm mới có những tính năng tương tự nhưng với chi phí thấp hơn.
Ngày nay ở các nước phát triển chỉ có khoảng 10% số sản phẩm mới là thực sự mới đối với thế giới. Những sản phẩm này có chi phí và rủi ro rất lớn, vì chúng mới cả đối với doanh nghiệp lẫn thị trường. Do đó, phần đông các doanh nghiệp thường tập trung cố gắng của mình vào việc nghiên cứu cải tiến các sản phẩm hiện có thay vì nghiên cứu phát triển sản phẩm hoàn toàn mới. Ví dụ hãng Sony dành 80% hoạt động về sản phẩm mới cho công việc cải tiến các sản phẩm hiện có của mình.
Việc phát triển sản phẩm mới thường gặp nhiều thất bại hơn là thành công. Tại sao có nhiều sản phẩm mới bị thất bại ? Có nhiều lý do. Một nhà quản trị cấp cao có thể đã ủng hộ ý tưởng mà ông ta ưa thích, bất chấp những kết quả marketing cho thấy là bất lợi. Hoặc ý tưởng thì tốt, nhưng người đã đánh giá quá cao qui mô thị trường của nó. Hoặc sản phẩm đã không được chế tạo hoàn hảo đúng mức. Hoặc nó đã bị định vị sai trong thị trường, hay không được quảng cáo chu đáo, hay do định giá quá cao. Đôi khi những chi phí cho việc triển khai lại cao hơn dự kiến, hoặc các đối thủ cạnh tranh đã phản ứng mạnh hơn mức doanh nghiệp dự tính.
Càng ngày việc triển khai sản phẩm mới sẽ khó thành công hơn vì những lý do sau :
- Thiếu những ý tưởng hay về sản phẩm mới.
- Thị trường ngày càng manh mún và cạnh tranh gay gắt.
- Những đòi hỏi của xã hội và chính quyền về an toàn trong tiêu dùng và bảo vệ môi trường ngày càng cao hơn.
- Quá trình triển khai sản phẩm mới quá tốn kém do áp lực về chi phí nghiên cứu phát triển và marketing.
- Thiếu vốn đầu tư cho nghiên cứu triển khai những ý tưởng tốt có triển vọng.
- Chu kỳ sống của các sản phẩm ngày càng rút ngắn lại làm tăng nguy cơ khó thu hồi vốn đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Như thế các doanh nghiệp gặp phải tình trạng tiến thoái lưỡng nan, họ phải triển khai sản phẩm mới nhưng không chắc gì thành công. Các doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro bằng việc lập kế hoạch có tính hệ thống hơn và thiết lập một tiến trình phát triển sản phẩm mới có hiệu quả hơn.

Tiến trình phát triển sản phẩm mới

Tiến trình phát triển sản phẩm mới thường bao gồm các giai đoạn sau :

Hình thành ý tưởng

Việc phát triển sản phẩm mới bắt đầu bằng việc tìm kiếm những ý tưởng mới. Một doanh nghiệp thường phải hình thành được nhiều ý tưởng để tìm ra những ý tưởng tốt nhất. Việc tìm kiếm ý tưởng mới phải được tiến hành một cách có hệ thống chứ không thể là một sự ngẫu nhiên.
Để hình thành những ý tưởng mới về sản phẩm, doanh nghiệp phải tích cực nghiên cứu từ rất nhiều nguồn khác nhau.
-Khách hàng.Theo quan điểm marketing, những nhu cầu và mong muốn của khách hàng là xuất phát điểm cho mọi ý tưởng về sản phẩm mới. Thông qua việc nghiên cứu những nhóm khách hàng chủ yếu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp bằng các cuộc thăm dò, phỏng vấn và trắc nghiệm cá nhân hay trao đổi nhóm tập trung và qua những thư góp ý, khiếu nại của họ, doanh nghiệp có thể tìm hiểu những yêu cầu cải tiến sản phẩm mà họ đặt ra cho nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu phát triển sản phẩm có thể phát hiện ra những ý tưởng hay cho nguồn cảm hứng sáng tạo sản phẩm mới.
- Những chuyên gia đầu ngành.Các doanh nghiệp cũng có thể dựa vào những ý kiến của các nhà khoa học đầu ngành, các kỷ sư, các nhà thiết kế giỏi trong và ngoài doanh nghiệp để hình thành nên những ý tưởng về sản phẩm mới.
- Đối thủ cạnh tranh. Tìm hiểu ý định của đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu các sản phẩm của họ cũng như lý do khách hàng chọn dùng sản phẩm của đối thủ là một cách rất tốt để đưa ra những cải tiến sản phẩm hơn hẳn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Những nhà cung ứng và phân phối sản phẩmlà một nguồn cung cấp thông tin quan trọng giúp cho việc hình thành nên những ý tưởng có tính khả thi cao. Họ luôn là những người gần gủi khách hàng, hiểu rõ những ý kiến khen ngợi hay phàn nàn về sản phẩm của doanh nghiệp từ phía khách hàng, do đó có thể có những ý tưởng hay trong việc thiết kế cải tiến sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt hơn những đòi hỏi và mong muốn của khách hàng.
- Ban lãnh đạo doanh nghiệpcũng là một nguồn chủ yếu phát sinh các ý tưởng mới về sản phẩm. Họ có thể đề xuất và tổ chức thực hiện đến cùng ý tưởng về sản phẩm mới của mình hay ủng hộ một ý tưởng mà họ cho là có triển vọng thành công, hay không chấp nhận một ý tưởng có thể tốt nhưng không được họ đánh giá cao.
Trong giai đoạn này, để khắc phục những sai sót có thể xảy ra, các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp hình thành ý tưởng như phương pháp liệt kê các thuộc tính (phân tích, đánh giá các thuộc tính đang có, từ đó thiết kế các giải pháp hoàn thiện và tạo ra sản phẩm mới), phương pháp phân tích hình thái học (phát hiện các cấu trúc, khảo sát các mối quan hệ giữa chúng và tìm ra những cách kết hợp mới), phương pháp phát hiện nhu cầu và vấn đề qua ý kiến của khách hàng, hay phương pháp động não trong nhóm sáng tạo (khuyến khích đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, chưa cần phê phán, khuyến khích kết hợp và phát triển các ý tưởng).

Sàng lọc ý tưởng

Mục đích của việc hình thành ý tưởng là tạo ra được thật nhiều ý tưởng. Mục đích của các giai đoạn tiếp theo là chắt lọc bớt các ý tưởng đó để chỉ giữ lại những ý tưởng có triển vọng thành công.
Trong giai đoạn sàng lọc này, doanh nghiệp cần tránh hai loại sai lầm. Sai lầm bỏ sót (drop -error) là khi doanh nghiệp gạt bỏ đi một ý tưởng hay. Nếu một doanh nghiệp phạm quá nhiều sai lầm bỏ sót, tức là những tiêu chuẩn của họ quá bảo thủ.
Sai lầm để lọt lưới (go-error) xảy ra khi doanh nghiệp chấp nhận một ý tưởng dở và đưa nó vào triển khai, tung ra thị trường. Điều này dẫn đến những hao tốn vô ích, hoặc lợi nhuận kém.
Mục đích của việc sàng lọc là nhằm chỉ ra và loại bỏ những ý tưởng kém cỏi càng sớm càng tốt. Chi phí cho việc phát triển sản phẩm mới qua mỗi giai đoạn càng tăng lên. Khi sản phẩm đi đến những giai đoạn cuối, các nhà quản trị cảm thấy họ đã đầu tư quá nhiều nên cần phải tung sản phẩm ra, mong thu hồi lại phần nào vốn đầu tư. Nhưng một sự nóng vội như vậy sẽ làm giảm hiệu quả của phần vốn đầu tư thêm. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải có phương pháp sàng lọc có hiệu quả.
Trước hết doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của việc phát triển sản phẩm mới (lợi nhuận, doanh số, tốc độü tăng trưởng doanh thu, tăng thêm uy tín) thị trường mục tiêu của nó và tình hình cạnh tranh, ước tính qui mô thị trường, giá bán dự kiến, thời gian và chi phí nghiên cứu phát triển và chi phí sản xuất, khả năng sinh lời.
Để đánh giá và chắt loûc các ý tưởng, doanh nghiệp cần đưa ra những tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc so sánh chúng. Các tiêu chuẩn thường được sử dụng phổ biến là: mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mức độ của tính năng sản phẩm cho phép định giá cạnh tranh, khả năng khuếch trương những đặc điểm khác biệt,...
Có thể sử dụng phương pháp chỉ số có trọng số để đánh giá từng ý tưởng sản phẩm. Ở cột thứ nhất là các yếu tố cần đánh giá về khả năng thành công của một sản phẩm mới trên thị trường. Cột thứ hai thể hiện hệ số chỉ tầm quan trọng của mỗi yếu tố đánh giá. Trong cột thứ ba biểu thị khả năng của doanh nghiệp. Điểm đánh giá tổng hợp các yếu tố (tổng cộng các tích số của cột thứ hai và cột thứ ba) cho chúng ta một tiêu chuẩn để đánh giá khả năng thành công của một ý tưởng sản phẩm. Trong ví dụ trên ý tưởng về sản phẩm mới đạt 0,635 điểm, tức là được xếp vào loại có khả năng thành công trung bình.

Phát triển và thử nghiệm khái niệm

Những ý tưởng đứng vững sau khi sàng lọc giờ đây phải được phát triển thành những quan niệm về sản phẩm. Có sự khác biệt giữa ý tưởng sản phẩm và quan niệm sản phẩm. Một ý tưởng sản phẩm là ý nghĩ về một sản phẩm có thể có để doanh nghiệp tung vào thị trường. Quan niệm sản phẩm là sự chuyển đạt khéo léo một ý tưởng bằng ngôn ngữ cho khách hàng có thể hiểu được. Hình ảnh sản phẩm là một bức tranh cụ thể của một sản phẩm mà khách hàng có trong đầu về một sản phẩm thực tế hay tiềm năng.
Phát triển quan niệm
Mọi ý tưởng sản phẩm đều có thể chuyển thành những quan niệm sản phẩm. Từ những ý tưởng sản phẩm mới đã qua sàng lọc, ngườiì làm marketing phải triển khai chúng thành những quan niệm sản phẩm, đánh giá mức hấp dẫn đối với khách hàng của từng quan niệm sản phẩm đó và lựa chọn quan niệm sản phẩm thích hợp nhất. Ví dụ, một hãng sản xuất kem đánh răng có ý tưởng phát triển một loại chế phẩm để pha vào kem đánh răng nhằm tạo khả năng chống sâu răng và đem lại hương vị hấp dẫn. Có thể xuất hiện những câu hỏi đầu tiên là : ai sẽ dùng sản phẩm đó ? Sản phẩm đó có thể nhằm vào cả người lớn lẫn trẻ em, những người đang sâu răng và những người chưa bị sâu răng. Cần tạo lợi ích chủ yếu nào cho sản phẩm ? Hương vị dễ chịu hay khả năng chống sâu răng, hay cả hai lợi ích ?... Trả lời cho các câu hỏi này, nhà sản xuất có thể hình thành một số quan niệm:
Quan niệm 1. Một loại kem có hương vị dịu ngọt dành cho trẻ em để khuyến khích chúng đánh răng đều đặn mỗi ngày, nhờ vậy có thể tăng cường khả năng chống sâu răng cho trẻ em.
Quan niệm 2. Một loại kem có khả năng tuyệt vời chống sâu răng cho những người đang bị sâu răng, kể cả người lớn và trẻ em.
Những người nghiên cứu và phát triển sản phẩm phải đánh giá hai quan niệm này một cách thận trọng theo những tiêu chuẩn bao quát được nhiều khía cạnh của vấn đề, từ khả năng công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, nguồn kinh phí có thể đầu tư, các giải pháp marketing và thị trường, mức độ chấp nhận của khách hàng và phản ứng có thể có của đối thủ cạnh tranh v.v...để lựa chọn và quyết định thử nghiệm quan niệm sản phẩm mới.
Thử nghiệm quan niệm
Thử nghiệm quan niệm sản phẩm là đưa những quan niệm sản phẩm đó ra thử nghiệm ở một nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang muốn hướng tới. Các quan niệm có thể trình bày bằng biểu trưng hay bằng hiện vật. Ơí giai đoạn này, việc diễn đạt bằng lời hay bằng hình vẽ cũng đủ, tuy rằng sự gợi ý cho khách hàng càng cụ thể và càng sinh động thì độ tin cậy của thử nghiệm càng cao.
Người làm marketing phải đưa ra những câu hỏi cho nhóm khách hàng mục tiêu để tìm hiểu xem quan niệm sản phẩm mới có hấp dẫn và phù hợp với họ không và phù hợp đến mức độ nào theo quan niệm của khách hàng và khách hàng còn kỳ vọng gì thêm nữa đối với sản phẩm mới của doanh nghiệp. Từ đó mà tiên lượng mức độ khả thi của sản phẩm mới. Đây là một giai đoạn rất quan trọng.
Các nhà quản trị không nên nghĩ rằng có được ý tưởng độc đáo tuyệt vời vế sản phẩm mời là đủ để có thể nhanh chóng tiến hành sản xuất sản phẩm vật chất và bán nó đi. Đúng như Theodore Levitt đã nói, “ mọi người đều bán những cái vô hình trên thị trường, bất kể cái gì đã được làm ra trong nhà máy”. Họ quên rằng bán tất cả mọi thứ là bán những quan niệm. Sau này sản phẩm đó sẽ phải đương đầu với tất cả mọi vấn đề trên thị trường mà đáng lẽ đã tránh được nếu doanh nghiệp đã làm tốt việc phát triển và thử nghiệm quan niệm về sản phẩm mới.

Hoạch định chiến lược marketing

Giả sử quan niệm về sản phẩm mới qua thử nghiệm cho thấy là tốt nhất. Bước kế tiếp là phải triển khai khái quát chiến lược marketing nhằm giới thiệu sản phẩm này cho thị trường.
Kế hoạch chiến lược marketing gồm có ba phần.
- Phần một mô tả quy mô, cấu trúc và cách ứng xử (behavior) của thị trường mục tiêu, kế hoạch định vị và tiêu thụ sản phẩm, tỉ trọng chiếm lĩnh thị trường và mức lợi nhuận dự kiến trong những năm đầu tiên.
- Phần thứ hai trong kế hoạch chiến lược marketing dự kiến giá bán, chiến lược phân phối và ngân sách marketing cho năm đầu tiên.
- Phần thứ ba của kế hoạch chiến lược marketing trình bày doanh số dự tính về lâu dài, mục tiêu lợi nhuận phải đạt và chiến lược marketing - mix theo thời gian.

Phân tích kinh doanh

Một khi các nhà quản trị đã quyết định về quan niệm sản phẩm và phác họa những nét tổng quát của chiến lược marketing , họ có thể đánh giá mức độ hấp dẫn về mặt kinh doanh của sản phẩm mới này. Các nhà quản trị phải xem xét lại các dự toán về doanh số, chi phí và mức lợi nhuận để xác định xem nó có thỏa mãn các mục tiêu của doanh nghiệp không. Nếu thỏa mãn được mục tiêu lợi nhuận hay chí ít là có thể tiêu thụ được một số lượng sản phẩm đủ hòa vốn, doanh nghiệp có thể quyết định bước sang giai đoạn phát triển sản phẩm.

Phát triển sản phẩm

Nếu sản phẩm qua được cuộc thử nghiệm về mặt kinh doanh, nó sẽ được chuyển tới bộ phận nghiên cứu và phát triển hay bộ phận kỹ thuật để triển khai thành một sản phẩm cụ thể. Cho đến nay, nó chỉ là sự mô tả bằng ngôn ngữ hay bản vẽ hoặc mô hình sơ thảo. Giai đoạn này đòi hòi đầu tư tăng vọt lên, vượt xa những chi phí trong các giai đoạn trước. Giai đoạn này sẽ cho thấy ý tưởng sản phẩm có thể biến thành một sản phẩm khả thi xét về mặt kỹ thuật và thương mại được hay không. Nếu không được, mọi đầu tư của doanh nghiệp sẽ mất đi, ngoại trừ một số thông tin có ích nào đó thu nhận được trong quá trình phát triển sản phẩm.
Khi mô hình sản phẩm đã được thiết kế và chế tạo, chúng phải được thử nghiệm. Thử nghiệm về chức năng được tiến hành trong phòng thí nghiệm lẫn ngoài thực tế đối với khách hàng để đảm bảo rằng chúng hoạt động an toàn và hiệu quả. Thử nghiệm sản phẩm mới đối với khách hàng là yêu cầu khách hàng sử dụng thử rồi đánh giá từng đặc tính cũng như toàn bộ sản phẩm. Nếu giai đoạûn này kết thúc thành công, sản phẩm mới được chuyển sang giai đoạûn thử nghiêm thị trường.

Thử nghiệm thị trường

Thử nghiêm thị trường là cấp độ thử nghiệm thứ ba sau khi sản phẩm mới vượt qua được những thử nghiệm về chức năng và thử nghiệm đối với khách hàng.
Thử nghiệm thị trường là giai đoạn sản phẩm mới được xác định nhãn hiệu, bao bì và một chương trình marketing sơ bộ để đưa vào điều kiện thực tế của thị trường.
Thử nghiệm thị trường cho phép những người làm marketing thu được kinh nghiệm trong các hoạt động marketing cho sản phẩm mới, rút ra được những vấn đề cần tiếp tục xử lý và tìm hiểu nguồn thông tin sâu rộng hơn, trước khi tiến hành tung sản phẩm ra thị trường ở quy mô lớn và tốn kém hơn nhiều.
Mục đích chủ yếu của thử nghiệm thị trường là thử nghiệm chính sản phẩm đó trong các hoàn cảnh thực tế của thị trường. Những thử nghiệm này cũng cho phép doanh nghiệp kiểm nghiệm toàn bộ kế hoạch marketing cho sản phẩm đó, bao gồm chiến lược định vị sản phẩm, quảng cáo, phân phối, định giá, lập nhãn hiệu, làm bao bì và ngân sách marketing. Doanh nghiệp sử dụng thử nghiệm thị trường để tìm hiểu phản ứng của người tiêu dùng cũng như của các trung gian phân phối trong vấn đề xử lý, sử dụng và mua lại sản phẩm. Các kết quả của thử nghiệm thị trường có thể sử dụng để tiên lượng doanh số và khả năng sinh lời chính xác hơn.
Cần lưu ý rằng số lần thử nghiệm thị trường cần thiết thay đổi tùy theo mỗi sản phẩm. Quyết định thử nghiệm hay không và số lần thử nghiệm là bao nhiêu, một mặt tùy thuộc vào kinh phí đầu tư và xác suất gánh chịu phí tổn khi giới thiệu sản phẩm, mặt khác còn tùy vào chi phí thử nghiệm và áp lực thời gian. Các phương pháp thử nghiệm thị trường đều có ưu khuyết điểm riêng nên cần đưọc lựa chọn cho phù hợp với từng loại sản phẩm và tình hình thị trường.

Thương mại hoá sản phẩm

Việc thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường giúp cho ban lãnh đạo có đủ dữ liệu để đi tới quyết định cuối cùng là nên tung sản phẩm mới đó ra thị trường hay không ? Trong giai đoạn thương mại hoá sản phẩm mới, doanh nghiệp phải quyết định 4 vấn đề:
- Khi nào ?(thời điểm).
Quyết định đầu tiên là xem vào lúc nào tung sản phẩm mới cần được tung ra thị trường. Có thể phân chia ước lệ ba thời điểm cần thương mại hoá sản phẩm mới là: tung sản phẩm ra thị trường trước tiên, tung sản phẩm ra đồng thời với các đối thủ cạnh tranh, tung sản phẩm ra thị trường muộn hơn.
- Ở đâu ?(khu vực địa lý).
Doanh nghiệp phải quyết định sẽ tung sản phẩm mới ra ở một địa điểm duy nhất, ở một vùng, ở nhiều vùng, trong toàn quốc hay trên thị trường quốc tế.
- Cho ai ?thị trường mục tiêu).
Trong những thị trường ngày càng mở rộng, doanh nghiệp phải hướng hoạt động phân phối và quảng cáo vào những nhóm khách hàng tương lai tốt nhất.
- Như thế nào ?(chiến lược tung ra thị trường).
Doanh nghiệp phải triển khai một kế hoạch hành động nhằm giới thiệu sản phẩm mới vào thị trường ngày càng được mở rộng. Họ phải phân bổ ngân sách marketing cho các yếu tố của marketing-mix và nối kết các hoạt động khác với nhau.
On 16:48 by Unknown in    No comments
Đưa một sản phẩm mới ra thị trường đã khó, tạo lập một thị trường tiêu thụ chưa hề tồn tại còn khó gấp nhiều lần. Để thành công đòi hỏi nhà sản xuất phải sáng tạo, thức thời, có tầm nhìn và một chút liều lĩnh. Sau đây là bốn bước để tìm kiếm và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm mới.
1. Định hướng tính cách sản phẩm và nhu cầu nơi công chúng


Xác định tính cách sản phẩm và khơi dậy các nhu cầu là việc cần thiết giúp khách hàng nhận diện được sản phẩm.
Allstar Products-công ty sản xụất Snuggie đã định hướng tính cách cho Snuggie ngay từ bằng một cái tên kỳ lạ và hàng loạt các quảng cáo hài hước. Hình ảnh của Snuggie được người tiêu dùng biết đến như một sản phẩm đem lại niềm vui cho gia đình, bạn bè. Yếu tố này được đề cao hơn so với công dụng của nó. Đại diện Allstar cho biết: “ Chúng tôi chỉ cho khách hàng thấy các nhu cầu mà họ chưa nhận ra và cung cấp giải pháp tuyệt vời để giải quyết nhu cầu đó”.
Để làm cho sản phẩm mới trở nên thiết yếu đối với người tiêu dùng, sản phẩm phải thực sự phục vụ một mục đích cụ thể trong đời sống và nhà sản xuất phải chỉ rõ cho khách hàng thấy đựơc vai trò, mục đích cụ thể của sản phẩm. Xác định mục tiêu sản phẩm sẽ tùy thuộc vào chức năng của từng sản phẩm. Như trường hợp của Allstar, phương châm của mọi sản phẩm lcông này sản xuất à giải quyết những bất tiện trong cuộc sống thường ngày bằng những ý tưởng mới.



Snuggie là tên của một sản phẩm kỳ lạ- một loại mền có… ống tay.
Thoạt nghe thì ý tưởng này có vẻ kỳ cục, nhưng rốt cuộc nó đánh trúng nhu cầu của người tiêu dùng.
Một sản phẩm khác cũng có cùng phương châm phát triển là Topsy Turvy. Bộ sản phẩm này cho phép người sử dụng trồng cà chua bằng cách “treo ngược” chậu cây. Sản phẩm vừa giúp tiết kiệm diện tích trồng trọt vừa là món đồ trang trí. Vapur-một công ty sản xuất chai nhựa tái sinh lại định vị tính cách sản phẩm đảm bảo cả hai mục tiêu: tiện dụng và thay đổi thói quen của người dùng. Nhà sáng lập Vapur nói:” Nhu cầu sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường là có thực và cả thế giới đều tập trung tìm giải pháp tái chế nhựa. Chúng tôi có giải pháp hiệu quả và muốn thay đổi ý thức của người tiêu dùng”.
2. Tập trung mô tả công dụng và tính năng sản phẩm



Một khi bạn xác định được vai trò của sản phẩm, bước tiếp theo là giới thiệu ra công chúng. Làm thế nào để mọi người gọi đúng tên sản phẩm? Đặt tên ra sao để phân biệt với các sản phẩm khác ? Sản phẩm này dùng vào việc gì? Tất cả các yếu tố này phải đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch marketing.
Để giúp người tiêu dùng sáng tạo công dụng khác nhau cho Kickstater - sản phẩm chân đế dành cho smartphone, hãng Oona đã tung ra một clip quảng cáo chỉ dẫn cách sử dụng sản phẩm này cho nhiều mục đích khác nhau.
Tìm được từ ngữ chính xác, phương tiện thích hợp để mô tả sản phẩm mới và truyền đạt đến người tiêu dùng là một quá trình rất gian nan. Xây dựng hiểu biết cho người tiêu dùng từ con số không đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và là giai đoạn không thể bỏ qua trong quá trình giới thiệu sản phẩm. Bình nước Vapur đã chọn cho mình từ “anti-bottle” để mô tả sản phẩm. Tên gọi này giúp khách hàng dễ dàng phân biệt sự khác biệt của Vapur với tất cả các sản phẩm bình đựng nước khác.
Đôi khi định vị công dụng sản chưa chưa được hình thành ngay từ đầu mà phải trải qua một thời gian được khách hàng sử dụng và đánh giá. Roomba- Robot hút bụi tự động lúc đầu chỉ được gọi là máy hút bụi tự động. Tuy nhiên, sau khi tung ra thị trường và nhận được những ý kiến, phản hồi từ khách hàng, tên gọi robot giúp Roomba định vị lại thương hiệu và sản phẩm như một robot chứ không đơn thuần là một chiếc máy hút bụi.
3. Chứng minh sản phẩm, dịch vụ thực sự hữu ích
Truyền thông không chỉ giúp Roomba định vị lại thương hiệu mà còn giúp công ty iRobot vượt qua sự hoài nghi của khách hàng về công dụng sản phẩm. Chính thông tin hiệu quả đã giúp Roomba chứng minh được tác dụng thực sự của nó.
Vapur cũng dựa vào đánh giá của các blogger, chuyên gia và các kênh truyền thông xã hội để xây dựng một cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm cho công chúng. Chính những nhận xét có giá trị từ các blogger, chuyên gia danh tiếng tác động và làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng.



Tiếp thị thông qua các phương tiện truyền thông xã hội là kênh thông tin có hiệu quả cao. Thông tin không chỉ được phổ biến rộng mà còn giúp sản phẩm mới của bạn trực tiếp chứng minh cho người tiêu dùng. Khách hàng lo ngại rằng robot Roomba sẽ gây hại cho thú cưng trong nhà sự an toàn vật nuôi của họ. Nhưng may mắn thay, nhiều khách hàng đã tự đăng tải các video lên Youtube quay cảnh vật nuôi trong nhà vui đùa với Roomba, thậm chí còn leo lên nằm chễm chệ trên Roomba. Nhiều khách hàng còn đặt tên cho robot Roomba giống như thú cưng trong nhà.
4. Kết nối chặt chẽ với khách hàng
Ban đầu, mền Snuggie chỉ có ba màu sắc nhưng hàng loạt các mẫu tiếp theo được thiết kế dựa trên ý tưởng của người tiêu dùng và các fan của Snuggie trên Facebook. Khách hàng đem lại sức sống cho thương hiệu. Luôn kết nối với khách hàng, giao tiếp và hợp tác là chiến lực để xây dựng thương hiệu vững mạnh trong tương lai. Roomba đã đẩy mạnh dịch vụ khách hàng ngay từ đầu để đảm bảo khách hàng có thể sử dụng sản phẩm trong tình trạng tốt nhất và luôn nhận được hỗ trợ kỹ thuật bất kỳ lúc nào.
Oona cũng bắt đầu quá trình “cá nhân hoá” cho sản phẩm của mình ngay từ rất sớm. Oona có một nhân viên quan hệ công chúng chịu trách nhiệm trả lời 50 đến 100 e-mail mỗi ngày, theo dõi tài khỏan Twitter, phản hồi và các bài viết đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội. "Chúng tôi rất đam mê sản phẩm của mình, vì vậy chúng tôi dành thời gian để xem phản hồi tích cực và góp ý từ những khách hàng. Chúng tôi chưa được nhiều người biết đến nhưng rồi sản phẩm của chúng tôi mới được ưa chuộng".

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

On 14:56 by Unknown in ,    No comments
Mọi nội dung mà bạn viết ra chắc chắn luôn nỗ lực để đạt được lòng tin của người đọc. Nếu khách hàng tiềm năng không tin tưởng bạn, họ sẽ không mua hàng từ bạn, nếu độc giả không tin tưởng bạn, họ sẽ không nghe những gì bạn nói. Và như vậy bạn sẽ chẳng bao giờ chuyển đổi độc giả của bạn, khách hàng tiềm năng của bạn trở thành khách hàng của mình.


CÁCH TẠO SỰ TIN TƯỞNG NƠI KHÁCH HÀNG
9 Cụm Từ Để Xây Dựng Sự Tin Tưởng Cho Blog Tạo dựng sự tin tưởng từ độc giả Do đó, bất cứ những gì bạn viết bạn nên chú ý đến những yếu tố tạo nên niềm tin. Những làm điều này bằng cách nào? Làm thế nào để xây dựng sự tin tưởng chỉ bằng một bài viết. Dưới đây là tổng hợp danh sách 9 cụm từ đã được chứng mình dùng để xây dựng sự tin tưởng từ độc giả. Điều quan trọng bạn phải nhớ rằng lòng xây dựng niềm tin không phải là điều dễ dàng, bạn không thể chỉ cần sử dụng vài từ ngữ tạo niềm tin, sự hi vọng rồi sau đó độc giả tự động tin tưởng bạn. Mà sự tin tưởng cần được kết hợp bởi nhiều yếu tố chất lượng, social signals và đặc biệt là độ nổi tiếng, với những điều naỳ bạn có thể sử dụng những cụm từ thúc đẩy sự tin tưởng hơn nữa.

1. Tin tưởng
Không có gì ngạc nhiên, cụm từ "tin tưởng" làm tăng sự tin tưởng, nếu như bạn muốn ai đó tin tưởng mình thì đơn giản nhất là nói với họ hãy đặt niềm tin vào bạn. Có nhiều cách để tác động đến niềm tin nhưng cách trực tiếp tốt nhất là nói trực tiếp và bạn có thể sử dụng cụm từ này với nhiều cách khác nhau: Hãy tin chúng tôi Tin tôi Tin vào dữ liệu Tin vào nghiên cứu Bạn có thể tin tưởng Đã tin tưởng

2. Giá hợp lý
Khi thảo luận giá cả với khách hàng, hãy nói với họ rằng họ đang có một mức "giá hợp lý". Tất cả khách hàng họ luôn cố phòng thủ, bảo vệ mình, vì họ sợ rằng mình có mua đúng giá hay không, họ có đang mất tiền không, giá trị thực của nó có đáng giá như vậy không? Thông báo cho độc gỉa của bạn mức giá mà họ đang nhận được là một mức giá hợp lý nó sẽ giúp cho độc giả tin tưởng trang web của bạn hơn. Trong nghiên cứu của Roger Dooley, cụm từ này có thể tăng được 7% yếu tố tin tưởng.

3. Quan tâm
Moị người muốn được biết họ đang được đối xử như thế nào. Mặc dù đây chỉ là một độc giả nhưng họ vẫn muốn cảm thấy được tôn trọng, có gía trị và được đánh giá cao. Và cụm từ quan tâm ở đây có thể hiểu là giao tiếp. Trong nghiên cứu của Dooley, cụm từ quan tâm cải thiện thêm 11% yếu tố tin tưởng.

4. Chất lượng
Chất lượng là một trong những lời nói giúp cho người nghe an tâm. Khách hàng đều có cảm giác rằng những sản phẩm và dịch vụ mà họ nhận được thiếu chất lượng. Khi bạn khẳng định rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có chất lượng phần nào đã giúp cho họ bớt cạnh giác và lấy được sự tin tưởng của họ dễ hơn. Trong các nghiên cứu, từ này có thể cải thiện yếu tố tin tưởng lên đến 30%.

 5. Xin lỗi
Khi bạn dành thời gian và nỗ lực để xin lỗi, mọi người có thể tin tưởng bạn hơn. Với một bài viết được đăng trên Blog với một lỗi nhỏ như sai chính tả cũng có thể lôi ra bàn tán. Do đó đối với chuyện này với một lời xin lỗi và sửa lỗi sẽ cho thấy bạn luôn quan tâm đến độc giả sẽ cho thấy sự khiêm tốn cũng như sự minh bạch trong việc sửa chữa sai lầm của mình

 6. Thay đổi
Khi bạn nói với độc giả bạn đang thay đổi nó cũng có thể mang lại hiệu quả mặc dù việc thay đổi trước giờ thường khó khăn và không thoải mái. Tuy nhiên nó sẽ cho thấy bạn đang nổ lực để thay đổi và cải thiện để mang nhiều lại lợi ích cho độc giả, khách hàng. Và bạn có thể tăng sự tin tưởng bằng những thay đổi đơn giản như sau: " Chúng tôi thừa nhận rằng những bài viết trước đây của chúng tôi đã không đủ chi tiết, chúng tôi đang thay đổi điều đó ngay bây giờ. Bắt đầu từ tháng 11, tất cả các bài viết sẽ được 2000 và được đánh giá bởi nhóm biên tập" "Thật không may mắn, chúng tôi đã để giám đốc Marketing đi và hiện tại chúng tôi đang thay đổi toàn bộ cấu trúc của công ty nhằm chăm sóc khách hàng được tốt hơn".

 7. Không bao giờ
Cụm từ không bao giờ là một câu nói mang nghĩa tiêu cực nhưng khi nó được sử dụng cho một mục tiêu tích cực thì hoàn toàn khác, nó có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự tin tưởng cho Blog của bạn. Đây là một số ví dụ khi bạn sử dụng từ "Không bao giờ" Không bao giờ phát hành Không bao giờ chia sẻ Không bao giờ xuyên tạc Không bao giờ bỏ bê...

8. Luôn luôn
 Luôn luôn có khá tương đồng với "Không bao giờ", nó cho thấy một cảm giá ổn định,chắc chắn và đảm bảo. Khi bạn luôn luôn làm điều gì đó thì mọi người sẽ dễ dàng tin tưởng về vấn đề đó ở bạn thực hiện: luôn luôn miễn phí, luôn luôn bảo vệ thông tin của bạn, luôn luôn có giá thấp nhất, luôn luôn chất lượng.

9. Bảo mật
Mọi người luôn đánh giá cao sự riêng tư, điều này đặc biệt đúng trong thời đại mà vi phạm an ninh, trộm cắp thông tin, dữ liệu. Khi bạn nói với mọi người rằng bạn bảo vệ sự riêng tư cho họ, tôn trọng thông tin riêng tư của họ thì điều đó có thể mang lại niềm tin cho Blog của bạn.

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

On 10:32 by Unknown in    No comments

Giới thiệu qua về tool spin nội dung Tiếng Việt miễn phí này:

Trong quá trình thực hiện thủ thuật SEO thì việc đặt backlink là rất quan trọng, Nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, các thuật toán penguin, Panda, Zebra cập nhật liên tục thì việc các bạn đặt backlink cũng phải thật cẩn thận.
Tốt nhất là không nên quan tâm đến số lượng backlink mà nên quan tâm tới chất lượng backlink trỏ về site mình. Backlink ở dưới footer, backlink chữ ký diễn đàn giờ đây đã không còn được google nó coi trọng, Backlink chất lượng bây giờ là backlink được đặt trong nội dung, Vì vậy muốn tạo các backlink chất lượng thì các bạn viết các bài viết hướng về từ khóa muốn SEO rồi sau đó đưa lên các trang vệ tinh, (kết hợp với việc tạo backlink kiểu link whell hay link dạng kim tự tháp). Một điều rắc rối ở đây là các bạn làm gì có thời gian mà viết đến khoảng mấy chục bài viết để đăng lên trang vệ tinh của các bạn. Lúc đó chỉ còn cách là dùng tool spin conten. Nhưng mấy tool hiện tại thì lại phải trả phí mà không phải ai cũng có điều kiện để mua được. Tôi biết có một tool miễn phí nhưng các bạn phải chịu khó hơn những tool trả phí kia một chút. đó là http://spinnertools.com:

Các bạn phải tự viết bài để spin nội dung tiếng Việt như sau:

- Copy một bài viết trên mạng, hay tự viết một bài rồi sau đó sửa như sau:

Facebook đã {vấp phải|gặp phải|mắc} một số {tranh cãi|không đồng tình} trong {thời gian vừa qua|những năm qua}. Nó đã bị {cấm|chặn} một thời gian tại một số {nước|quốc gia}, trong đó có Syria, Trung Quốc, Việt Nam  và Iran. Nó cũng đã bị {chặn|cấm} tại nhiều {công sở|công ty|cơ quan|tổ chức|tập đoàn} để hạn chế {mọi người|nhân viên} {mất|tốn|mất nhiều|tốn đi} thời gian sử dụng {dịch vụ|cái này}. {Nhưng|Thế nhưng|Mặc dù vậy}, {tại|ở} Việt Nam {người dùng|mọi người|người sử dung|các thánh} luôn tìm {nhiều|các|mọi} cách vào facebook.  {Quyền riêng tư|Thông tin riêng tư|Thông tin người dùng} trên Facebook cũng là một {vấn đề|việc|điều|rắc rối} gây ra nhiều {tranh cãi|tranh luận|bàn luận}. {Trang này|website này|facebook} cũng đang {đương đầu|đối mặt} với {vài|một số} vụ kiện từ một số {người học cùng|bạn cùng lớp} của Zuckerberg, những người cho rằng Facebook đã {lấy trộm|đánh cắp|ăn cắp} mã nguồn và các tài sản trí tuệ khác của họ.
Nghĩa là mình dùng một số từ đồng nghĩa để thay đặt ngang nhau trong thẻ {từ đồng nghĩa 1|từ đồng nghĩa 2|từ đồng nghĩa 3}. Càng nhiều từ đồng nghĩa với text khác nhau thì nội dung càng đa dạng nhé.
Đây là 2 bài viết khi tôi đã spin nội dung cho nó
Facebook đã vấp phải một số tranh cãi trong những năm qua. Nó đã bị chặn một thời gian tại một số quốc gia, trong đó có Syria, Trung Quốc, Việt Nam và Iran. Nó cũng đã bị chặn tại nhiều cơ quan để hạn chế nhân viên tốn thời gian sử dụng cái này. Thế nhưng, ở Việt Nam mọi người luôn tìm các cách vào facebook. Thông tin người dùng trên Facebook cũng là một vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Trang này cũng đang đối mặt với vài vụ kiện từ một số người học cùng của Zuckerberg, những người cho rằng Facebook đã lấy trộm mã nguồn và các tài sản trí tuệ khác của họ.
Và bài viết sau:
Facebook đã gặp phải một số không đồng tình trong những năm qua. Nó đã bị chặn một thời gian tại một số nước, trong đó có Syria, Trung Quốc, Việt Nam và Iran. Nó cũng đã bị cấm tại nhiều tổ chức để hạn chế nhân viên tốn đi thời gian sử dụng dịch vụ. Thế nhưng, ở Việt Nam người sử dung luôn tìm các cách vào facebook. Quyền riêng tư trên Facebook cũng là một rắc rối gây ra nhiều tranh luận. website này cũng đang đương đầu với vài vụ kiện từ một số bạn cùng lớp của Zuckerberg, những người cho rằng Facebook đã ăn cắp mã nguồn và các tài sản trí tuệ khác của họ.
Các bạn thấy nội dung rất giống nhau nhưng  text thì lại rất khác nhau đúng không?
Hướng dẫn bằng hình
- Truy cập vào link sau: http://spinnertools.com
Phần mềm spin nội dung tiếng Việt
Copy nội dung bạn viết vào “Your Article” sau đó chọn ” Convert” là được. Muốn nhiều bài thì cứ ấn “Convert” Mỗi lần ấn là một bài khác nhau, rất dễ phải không?

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

On 17:06 by Unknown in    No comments
Dù bạn là chủ một công ty có hàng trăm nhân viên hay đơn giản chỉ sở hữu một cửa hàng nho nhỏ, để kinh doanh thành công bạn cần có một chiến lược tiếp thị hiệu quả và thường xuyên áp dụng nó. Tuy nhiên, điều này không đòi hỏi bạn phải bỏ ra quá nhiều tiền của cũng như không nhất thiết bạn phải là một thiên tài sáng tạo. 

Mấu chốt trong vấn đề xây dựng chiến lược tiếp thị chính là tạo ra một nền tảng vững chắc cho các nỗ lực quảng bá của bạn. Việc triển khai ồ ạt các hoạt động khuyếch trương như quảng cáo, gửi thư hoặc thậm chí bán hàng trực tiếp khi chưa có một chiến lược marketing cụ thể cũng giống như việc bạn mua rèm cho căn nhà đang xây trước khi biết được kết cấu kiến trúc cụ thể của nó. Liệu rằng khi đó bạn có biết mình phải mua bao nhiêu rèm và kích cỡ của chúng ra sao không? 


Bạn hoàn toàn có thể tạo dựng một nền tảng tiếp thị bền vững và mạnh mẽ theo 8 “chiêu thức” sau: 

1. Xác định rõ sản phẩm hay dịch vụ của bạn: Sản phẩm hay dịch vụ của bạn được phục vụ như thế nào? Đó có phải là cái mà khách hàng của bạn thực sự muốn mua không? Có thể bạn đang bán các phần mềm công cụ cho web nhưng khách hàng của bạn lại đang muốn mua các sản phẩm nâng cao hiệu suất, gia tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đang cung cấp khá nhiều loại sản phẩm và dịch vụ thì cái nào là cái dễ khuyếch trương nhất hiện nay? 

2. Xác định rõ thị trường mục tiêu của bạn: Bất cứ ai cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ không có đủ thời gian cũng như tiền bạc để tiếp cận tất cả mọi đối tượng. Vậy thì khách hàng lý tưởng của bạn sẽ là ai? Ai sẽ là người đáng để bạn đầu tư thời gian cũng như tiền của để quảng bá sản phẩm? Bạn có thể xác định những khách hàng lý tưởng của mình theo phương diện thu nhập, tuổi tác, khu vực địa lý, số nhân viên, doanh thu, ngành nghề... 

3. Hiểu rõ những đối thủ cạnh tranh: Ngay cả khi không có đối thủ nào trực tiếp cạnh tranh với dịch vụ của bạn thì vẫn luôn có một sự ganh đua ở dạng thức nào đó. Sẽ có một cái gì đó bên cạnh sản phẩm của bạn đang cạnh tranh “hầu bao” các khách hàng tiềm năng của bạn. Bạn cần tìm hiểu xem đó là gì và tại sao các khách hàng tiềm năng lại chịu “dốc túi” cho nó? Đâu là lợi thế cạnh tranh hay khẳng định bán sản phẩm độc đáo của bạn? 

4. Tìm vị trí thích hợp: Liệu có một phân khúc thị trường nào đó hiện đang chưa có ai đảm nhiệm hay vẫn chưa được phục vụ tốt không? Một chiến lược thích hợp sẽ giúp bạn tập trung các nỗ lực tiếp thị và nổi bật lên trong thị trường bạn tham gia, ngay cả khi bạn chỉ là một doanh nghiệp cỡ nhỏ. 

5. Tăng cường sự ghi nhận của khách hàng với sản phẩm của bạn: Sẽ là rất khó để một khách hàng tiềm năng có thể mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn khi họ thậm chí còn không biết hay không nhớ rằng có loại sản phẩm, dịch vụ đó tồn tại trên đời. Nói chung, một khách hàng tiềm năng cần phải tiếp xúc với sản phẩm của bạn từ 5 đến 15 lần trước khi họ nảy ra ý định sử dụng hàng của bạn lúc có nhu cầu. Các nhu cầu thường phát sinh khá ngẫu nhiên, do đó, bạn gần như phải thường xuyên có mặt trước khách hàng của bạn lúc họ nhớ ra sản phẩm của bạn khi có nhu cầu.

6. Gây dựng sự tín nhiệm: Các khách hàng không chỉ cần biết tới sản phẩm hay dịch vụ của bạn, họ cũng cần phải có quan điểm tích cực về nó. Các khách hàng tiềm năng phải thấy tin tưởng là bạn sẽ cung cấp hàng hoá đúng như những gì bạn đã nói. Thường thì, nhất là với những khách hàng lớn, bạn cần cho họ cơ hội được dùng thử, nếm thử các sản phẩm, dịch vụ của bạn theo một cách nào đó. 

7. Kiên trì: Bạn cần tỏ ra kiên trì trong mọi cách và mọi việc bạn làm. Điều này bao gồm thái độ chăm chút của bạn tới các vật liệu phụ kiện, các thông điệp bạn gửi tới khách hàng và chất lượng chăm sóc khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm. Kiên trì, bền bỉ là yếu tố quan trọng hơn cả việc bạn cung cấp ra loại sản phẩm tốt nhất. 

8. Duy trì độ tập trung: Chiến lược tập trung sẽ cho phép bạn tận dụng tối đa, hiệu quả các nguồn thời gian và tài chính vốn không quá dồi dào. Bạn sẽ thu về khoản ngân sách chi cho quảng bá sản phẩm lớn hơn rất nhiều nếu bạn dùng chúng để quảng cáo một loại sản phẩm trong một thị trường mục tiêu đã được thu hẹp và tiếp tục quảng cáo sản phẩm này trong thị trường đó liên tục một thời gian. 

Trước khi bạn thực sự tính đến việc tung ra các tờ rơi, phát động chiến dịch gửi thư trực tiếp hay phát một chương trình quảng cáo, bạn có thể tham khảo việc vạch trước một sơ đồ hướng tới thành công thông qua cách xây dựng chiến lược tiếp thị tập trung, bền bỉ theo 8 chiêu thức chúng tôi vừa nêu ở trên.

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

On 09:44 by Unknown in    1 comment
Sau đây mình xin chia sẻ cách khắc phục lỗi sử dụng fonts tiếng việt khi các bạn sử dụng phần mềm gửi mail
 SendBlaster.
Mình đã khắc phục được nó rồi nhé:
Các bạn vào hình cửa sổ windows góc dưới bên trái màn hình  - vào Control Panel - Region and langguage:




- Tab "Fomat" các bạn chọn Fomat: vietnamese.



- Tab "Administrative": các bạn nhấn change system locale rồi chọn ngôn ngữ: vietnamese .

Sau đó restar lại là xong.
Nội dung các bạn nhớ nên soạn ra word rồi coppy vào mới được nhé.
 Chúc các bạn thành công!
On 09:29 by Unknown in    2 comments

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm Sendblaster 2.0 cụ thể chi tiết.
Trước tiên, bạn sẽ tải phần mềm Sendblaster 2.0 Full + Hướng dẫn PDF : Tại đây
Giải nén và chạy File Setup và để cho phần mềm tự cài. Để Crack phần mềm bạn chạy File Huongdan.txt và làm theo 2 bước:
Bước 1: Mở file hosts thuộc đường dẫn:
C:\WINDOWS\system32\drivers\etc\
(chú ý: nếu không lưu được host thì tắt tạm thời phần mềm virus trên máy của bạn)
Thêm 2 dòng sau vào phía dưới:
Bước 2: Cài đặt và sử dụng serial:
E-mail:  joker@p4friend.com
License code: 2534-7CAE-7485-7883-745B
- Nội dung các bạn nên soạn ra words rồi paste vào nhé! sau đó gửi test xem có bị lỗi font ko?
Nếu lỗi font thì xem hướng dẫn khắc phục:

Sửa lỗi fonts cho phần mềm SendBlaster Pro

Chạy phần mềm và bạn sẽ làm lượt lượt các bước sau để gửi một chiến dịch
 Các bạn xem video hướng dẫn tại đây:

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

On 09:26 by Unknown   No comments
Đó là mắt chúng ta tự động lướt qua những dòng chữ trong đó theo hình chữ F.
Một sự thật không mấy ngạc nhiên (nếu như không muốn nói là quá rõ ràng) đó là đoạn văn bản đầu tiên trong mỗi trang web luôn là phần được người sử dụng internet đọc kỹ nhất.
Theo kết quả của cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Jakob Nielsen, khi chúng ta đọc một trang web, mắt chúng ta tự động lướt qua những dòng chữ trong đó theo hình chữ F. Đoạn văn đầu tiên, như đã nói ở trên, luôn là đoạn văn được đọc đầy đủ và kỹ càng nhất. Đến đoạn văn thứ 2, sự chú ý của người đọc sẽ không còn nhiều như trước, mặc dù mắt vẫn lướt qua những dòng chữ theo chiều ngang, tạo nên nét ngang thứ 2 của hình chữ “F”, ngắn hơn nét ngang đầu tiên (tạo thành trong lúc đọc đoạn văn đầu tiên). Đến đoạn văn thứ 3 trở đi, mắt chúng ta sẽ chỉ còn đọc lướt theo chiều dọc để nắm bắt nội dung chủ yếu của bài viết.
Theo Nielsen, thì ký tự ‘F’ là viết tắt của từ “nhanh” (Fast). Vì vậy lời khuyên cho những blogger đó là, nếu bạn có điều gì muốn nói, thì hãy cố gắng diễn đạt hết trong phạm vi 2 đoạn văn đầu tiên, vì gần như chắc chắn đoạn còn lại sẽ bị người sử dụng bỏ qua hoặc chỉ đọc lướt. Ngoài ra, đây cũng là một kinh nghiệm để bạn mua quảng cáo trên Google hiệu quả hơn.

Bức ảnh ở trên minh hoạ những khu vực được mắt người sử dụng internet tập trung nhiều nhất trong mỗi trang web. Vùng màu đỏ là khu vực được mắt chú ý nhiều nhất, tiếp sau lần lượt bở những khu vực được đánh dấu màu vàng, xanh da trời. Những khu vực màu xám trên trang web là những vùng gần như không được mắt chú ý tới. Trong mọi trường hợp kể trên, khuôn mẫu “chữ F” đều hiện diện rất rõ ràng.
Điều làm cho những nhà nghiên cứu cảm thấy thú vị cũng như tò mò, đó là liệu “hình chữ F” đúng với mọi khu vực trong một trang web, hay chỉ đúng với những khu vực văn bản? Thực tế cho thấy những bức ảnh cũng như chú thích phía dưới bức ảnh đó cũng giành được rất nhiều sự chú ý từ người đọc. Và cuối cùng, có lẽ chính quy luật chữ F này đã tạo ra “điều luật bất thành văn” với đa số những trang web hiện nay: Khu vực log-in dành cho thành viên trang web luôn nằm ở cùng một vị trí góc trên bên phải màn hình trang web.